MẸ ƠI, HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CHỈ CÒN
0
0
0
VOUCHER QUÀ TẶNG
ĐANG CHỜ ĐÓN MẸ!
Phạm Diệp Thùy Dương
Tiến sĩ

Phạm Diệp Thùy Dương

Tô Nhi A
Tiến sĩ tâm lý

Tô Nhi A

Nguyễn Thị Thu Hậu
Tiến sĩ

Nguyễn Thị Thu Hậu

Nguyễn Võ Kỳ Anh
PGS. Tiến sĩ

Nguyễn Võ Kỳ Anh

Phạm Diệp Thuỳ Dương
Tiến sĩ

Phạm Diệp Thuỳ Dương

Tô Nhi A
Tiến sĩ tâm lý

Tô Nhi A

Thái Vân Linh
Mẹ

Thái Vân Linh

Đông Nhi
Mẹ

Đông Nhi

Đông Nhi
Mẹ

Đông Nhi

Ông Cao Thắng
Bố

Ông Cao Thắng

Dương Anh Vũ
Cố vấn trí tuệ, Siêu trí tuệ Việt Nam

Dương Anh Vũ

Xem lại các tập trước

Câu hỏi thường gặp

Theo em được biết não bộ của trẻ sơ sinh phát triển rất mạnh mẽ, vậy trong thời gian này, về dinh dưỡng, mẹ cần lưu ý những gì để không bỏ lỡ giai đoạn này ạ?

Não trẻ cần đến 74% năng lượng để tối ưu sự phát triển, sự kết nối và tốc độ dẫn truyền của các tế bào thần kinh. Do đó, dinh dưỡng khoa học đúng cách là nền tảng vững chắc cho sự học hỏi lanh lợi của trẻ.

Để não phát triển nhanh và tăng cường kết nối thì cần có bộ ba dưỡng chất vàng là DHA, Lutein và Vitamin E tự nhiên – các dưỡng chất rất quan trọng để bổ sung cho trí não.

DHA - một axit béo thuộc nhóm Omega-3, là thành phần cấu trúc chính của não, vỏ não và võng mạc. DHA giúp thúc đẩy quá trình hình thành các kết nối thần kinh, tuy nhiên DHA không hoạt động đơn lẻ, mà còn sự góp mặt của những dưỡng chất khác cực kỳ quan trọng cho phát triển trí não. Đó là Lutein và vitamin E tự nhiên, giúp bảo vệ DHA khỏi bị oxy hóa, hỗ trợ phát triển trí não tốt hơn, tăng cường tốc độ xử lý thông tin thần kinh thị giác của trẻ. Vậy, bộ ba dưỡng chất DHA, Lutein và Vitamin E tự nhiên là rất quan trọng để bổ sung cho trí não.

Ngoài ra, HMO cũng là một thành phần quan trọng cần có trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày của trẻ, với vai trò tăng cường miễn dịch và được chứng minh tiền lâm sàng là giúp hỗ trợ phát triển trí não, tăng cường kết nối thần kinh.

Sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Trong trường hợp sữa chưa về kịp, thiếu sữa sau sinh thì mẹ vẫn cần đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng đúng cách, lựa chọn nguồn dinh dưỡng có chứa những dưỡng chất này để hỗ trợ phát triển trí não của trẻ trong năm đầu đời.

Chuyên gia có thể giải thích thêm ở góc nhìn khoa học vì sao dân gian mình có tập tục ở cữ không ạ?

Ở cữ là một tập tục truyền thống và rất cần thiết cho người phụ nữ Việt Nam. Thực ra mục đích của việc ở cữ là để bảo vệ mẹ và bé trong giai đoạn còn non yếu sau khi sinh.

Dân gian có lý do để khuyên ở cữ. Sau khi sinh mẹ dù là sinh mổ hay sinh thường thì đều mất rất nhiều sức và sau đó còn phải dồn sức cho con bú, sức khỏe sẽ trở nên yếu hơn nên ông bà ta thường khuyên phải kiêng cữ về ăn uống, đi lại, thói quen sinh hoạt để bảo vệ mẹ, giúp mẹ có thời gian dưỡng sức trong giai đoạn nhạy cảm này.

Với trẻ sơ sinh, sức đề kháng của trẻ còn rất yếu, do đó, ở cữ là khoảng thời gian để trẻ tăng sức đề kháng của cơ thể và có sự thích nghi với môi trường bên ngoài. Vì vậy cần tạo điều kiện chăm sóc bé trong phòng kín sạch sẽ, nhiệt độ mát mẻ ổn định, hạn chế tiếp xúc với nhiều người.”

Nếu các mẹ có sự chuẩn bị tốt, hiểu đúng và áp dụng chắt lọc kinh nghiệm dân gian dựa trên kiến thức khoa học thì thời gian “ở cữ” sẽ là giai đoạn giúp mẹ phục hồi tốt hơn, bé thích nghi được môi trường nhanh, tạo nền tảng tốt khi qua thời gian ở cữ.

Bác sĩ ơi, trong trường hợp mẹ phải chọn sữa ngoài, mẹ nên chú ý lựa chọn thành phần nào để giúp con phát triển miễn dịch đáp ứng để “tự vệ” cho chính mình?”

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu nhất cho bé trong giai đoạn đầu đời. Trong sữa mẹ có rất nhiều nhân tố miễn dịch, trong đó nổi bật nhất là hai thành phần đặc biệt HMO và Nucleotides.Trước đây như chúng ta được biết thì trong sữa mẹ có chứa protein, nhưng ngày nay, chúng ta còn phát hiện rằng trong sữa mẹ còn chứa HMO. Đây là đại dưỡng chất nhiều thứ 3 có trong sữa mẹ (8%), hơn cả protein, chỉ sau lactose và chất béo.

HMO có nhiệm vụ làm thức ăn cho các vi khuẩn có lợi trong ống tiêu hoá của em bé. Do đó, nếu bé thu nạp nhiều HMO thì vi khuẩn có lợi sẽ chiếm lĩnh và không cho vi khuẩn có hại phát triển được.

Ngoài ra, Nucleotides là chất rất quan trọng để cấu tạo lên protein cho em bé. Nucleotides giúp xây dựng, phát triển tăng cường hệ miễn dịch, làm cho em bé đáp ứng mạnh hơn với kháng thể.

Do đó bộ đôi này trong sữa mẹ cực kỳ quan trọng, nên cố gắng cho bé bú mẹ tối đa. Trong trường hợp sữa chưa về kịp, thiếu sữa sau sinh thì mẹ vẫn cần đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng đúng cách, ưu tiên nguồn dinh dưỡng có HMO và Nucleotides để có thể bảo vệ cho em bé tốt hơn.

Bên cạnh niềm hạnh phúc sắp chào đón thành viên mới của gia đình, nhiều mẹ bầu lo lắng trong thời điểm thực phẩm không được đa dạng như trước, chế độ dinh dưỡng thế nào cho mẹ và bé khỏe mạnh ?

Các chị em hãy luôn nhớ sáu chữ sau: LUÔN PHẢI SẴN DƯỠNG CHẤT VÀNG, tương ứng với 6 trong các dưỡng chất quan trọng, cần bổ sung trong thai kỳ giúp phát triển thể chất - trí não của trẻ, đó là: Lutein, Folic, Sắt, DHA, Canxi, Vitamin E tự nhiên và nhiều dưỡng chất quan trọng khác.

3 dưỡng chất Folic, Sắt, Canxi, đóng vai trò phòng ngừa, giảm nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt. Đặc biệt là 2 dưỡng chất Folic, Sắt ngoài giúp giảm nguy cơ thiếu máu thiếu sắt thì còn ngăn ngừa dị tật ống thần kinh. Đối với dưỡng chất Canxi thì giúp phát triển hệ xương khỏe mạnh cho thai nhi, ngăn ngừa loãng xương cho mẹ.

3 dưỡng chất DHA, Lutein, Vitamin E tự nhiên sẽ giúp tối ưu sự phát triển trí não của con. Sự kết hợp giữa DHA, Lutein và vitamin E tự nhiên sẽ giúp bảo vệ DHA khỏi bị oxy hóa, hỗ trợ phát triển trí não tốt hơn, tăng cường tốc độ xử lý thông tin thần kinh của trẻ.

Hiện nay, do ở nhà làm việc, ít tiếp xúc với mọi người, ít được cơ hội đi lại, mỗi ngày đều đọc tin tiêu cực, bụng em thì càng ngày càng to em rất sợ tinh thần ảnh hưởng tới em bé luôn ạ!

Đầu tiên là mẹ bầu hãy bình tĩnh bằng cách hít thở sâu khi gặp vấn đề khiến bản thân lo lắng. Tiếp theo lấy tờ giấy và phân ra hai bên, một bên viết xuống là những nỗi lo, khó khăn mà mẹ bầu đang gặp phải và xác định xem đâu mới là vấn đề cần quan tâm; một bên là hướng giải quyết tốt nhất cho những vấn đề này. Mẹ bầu viết càng cụ thể, càng chi tiết thì càng dễ dàng giải quyết nhé. Bên cạnh đó, hãy lên danh sách số điện thoại của bác sĩ hay người hỗ trợ để liên hệ nhanh nhất khi cần.

Để tránh việc mẹ bầu có nhiều thời gian trống rồi suy nghĩ linh tinh trong tình hình giãn cách như hiện nay thì mẹ bầu nên dành nhiều thời gian cho việc:

•Đọc và áp dụng thai giáo, tìm hiểu các thông tin về cách chăm con trong bụng và khi chào đời để luôn chủ động, không lúng túng.
•Dành thời gian trò chuyện với con, đọc sách hoặc thực hiện những bài tập thể dục tại nhà
•Kết nối tích cực bằng cách theo dõi nguồn thông tin tích cực, chính thống. Ngoài ra có thể kết nối các cuộc gọi từ xa cùng bạn bè, người thân để yên tâm rằng mình không một mình trong giai đoạn này.

Như vậy, để có thai kỳ khỏe mạnh, an toàn, mẹ bầu cần nắm các điểm sau:

- Nhớ 6 trong các dưỡng chất cần thiết cho mẹ mang thai được tượng trưng bằng 6 chữ: LUÔN PHẢI SẴN DƯỠNG CHẤT VÀNG

- Nhớ 6 giai đoạn quan trọng trong thai kỳ cho mẹ và bé để theo dõi, thăm khám

- Lưu lại thông tin của những người thân, bác sĩ để có thể hỗ trợ nhanh nhất khi cần.

Em mới sinh con được hai tháng nhưng do căng thẳng quá nên em bị tắt sữa, giờ lo lại càng lo. Em nghe nói bé bú sữa mẹ sẽ ít bị bệnh vặt, vậy làm thế nào để em tăng đề kháng cho con trong tình trạng hiện nay, thưa bác sĩ?

Trước tiên hãy thử tìm cách để bé được bú sữa mẹ như hướng dẫn dưới đây:

- Kích thích sữa lên bằng cách cho bé bú trực tiếp và thường xuyên dù có ít hoặc không có sữa.
-Nên ăn uống đầy đủ, bổ sung các chất dinh dưỡng cho bản thân và các chất cần thiết cho bé. Có thể sử dụng sữa bầu để bổ sung dinh dưỡng và gọi sữa.
-Khi có sữa lại, hãy cho bé bú sạch một bên ngực rồi hãy tiếp tục sang bên khác.
-Nên nhờ người thân hỗ trợ việc nhà để có thời gian nghỉ ngơi, giảm bớt căng thẳng để dễ tiết sữa hơn.

Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, là nguồn dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch giúp bé khỏe mạnh và giúp sự phát triển toàn diện của bé. Sữa mẹ giúp bé hạn chế bệnh vặt như dân gian ta thường nói nhờ có các chất dinh dưỡng quan trọng tăng cường hệ miễn dịch. Trong đó, chúng ta nên chú ý đến hai chất là HMOs và Nucleotides.

Nuôi dạy sáng tạo là gì?

Nuôi dạy sáng tạo nói đến cách chăm sóc và nuôi dạy trẻ một cách linh hoạt, dựa trên sự hiểu biết của bố mẹ đối với các tín hiệu phát triển của trẻ. Với cách nuôi dạy này, đòi hỏi bố mẹ không được có định kiến về công thức nào đó và áp dụng lên đứa trẻ một cách cứng nhắc.

Vì vậy, việc sáng tạo được xem là yêu cầu bắt buộc khi mà bố mẹ muốn áp dụng phương thức nào đó dành cho trẻ. Nuôi dạy con sáng tạo không phải là việc chúng ta nghĩ ra ý tưởng mới lạ, độc đáo mà ý nghĩa của nuôi dạy sáng tạo là chúng ta phải theo dõi trẻ và sử dụng phương thức được “đo ni đóng giày” riêng cho đứa trẻ đó. Những phương thức chúng ta chỉ có thể tham khảo từ các lí thuyết trong sách, còn việc áp dụng thực tế như thế nào thì nó phải mang tính đặc trưng trong nhu cầu tâm lý của trẻ.

Bài viết của chuyên gia

Bài viết của chuyên gia

Quá trình phát triển nhận thức của trẻ sơ sinh & phương pháp rèn luyện trí não cho trẻ

Quá trình phát triển nhận thức của trẻ sơ sinh & phương pháp rèn luyện trí não cho trẻ

Trẻ bắt đầu tiếp nhận thông tin và hình thành các kỹ năng nhận thức ngay từ khi chào đời. Trong giai đoạn này, trẻ có thể tìm tòi, cảm nhận về thế giới xung quanh thông qua sự chăm sóc, kích thích phát triển nhận thức từ chính cha mẹ.
Ở cữ và chắt lọc các phương pháp dân gian

Ở cữ và chắt lọc các phương pháp dân gian

Dạo này thời gian giãn cách xã hội kéo dài, chồng #Mũm đôi lúc lại tỏ ra ái ngại và thắc mắc hỏi mình rằng: “có chán không em?”. #Mũm chỉ cười và trả lời: “Ủa anh! Anh quên rằng em đã từng “gần như cách ly” 2 lần trong đời à?”. Phụ nữ sinh con, coi như cũng phải trải nghiệm đợt “cách ly” đầy hạnh phúc và không kém phần khó khăn mang tên “Ở Cữ”

Blog của mẹ

Mang thai có phải là ăn cho cả hai không? Quá trình thành một “TEAM” với mẹ chồng trong việc chăm con!
Chăm con truyền thống hay sáng tạo, mẹ lựa chọn “team” nào?
Hiểu rõ những dưỡng chất có trong sữa mẹ để đảm bảo phát triển trí não cho con
Chuyện dở khóc dở cười sau sinh - Ở cữ thế nào mới là khoa học?
Tạm biệt táo bón & ốm vặt - Hành trình " Đọc hiểu" dưỡng chất tốt cho hệ miễn dịch và tiêu hóa
Chăm con như "Người làm vườn"- Hiểu và lắng nghe con trong từng thay đổi một