Ở cữ và chắt lọc các phương pháp dân gian
Dạo này thời gian giãn cách xã hội kéo dài, chồng #Mũm đôi lúc lại tỏ ra ái ngại và thắc mắc hỏi mình rằng: “có chán không em?”. #Mũm chỉ cười và trả lời: “Ủa anh! Anh quên rằng em đã từng “gần như cách ly” 2 lần trong đời à?”. Phụ nữ sinh con, coi như cũng phải trải nghiệm đợt “cách ly” đầy hạnh phúc và không kém phần khó khăn mang tên “Ở Cữ”
Vì sao gọi ở cữ là một cuộc “cách ly” đầy hạnh phúc nhưng lại vô cùng gian nan?
Niềm hạnh phúc của các bà mẹ thì ắt hẳn ai cũng biết đó chính là việc chào đón thiên thần nhỏ bé mang nặng 9 tháng 10 ngày của mình chào đón với thế giới đầy màu sắc. Nhưng bên cạnh niềm hạnh phúc siêu to ấy, không thể không nhắc đến những khó khăn mà mẹ đã trải qua - từ việc ở cữ nhiều tháng trong nhà đến các xung đột mệt mỏi, áp lực khi phải tiếp nhận cùng lúc quá nhiều phương pháp dân gian từ các mẹ, các dì, các chị đi trước chỉ bảo. Người thì hết mười… mấy ý kiến, vậy mẹ nên làm gì để vượt qua những bối rối trong giai đoạn này?
Mẹ ơi, đừng quên luôn có một sự lựa chọn vô cùng an toàn và vững chắc - mang tên KHOA HỌC mà mẹ có thể an tâm áp dụng. Ở đây, #Mũm không hề bác bỏ những quan niệm dân gian, đằng khác #Mũm đôi lúc cũng hay lựa chọn những phương thức này cho bản thân và các con của mình. Tuy nhiên, những kinh nghiệm dân gian trước khi được thực hiện, nên được đối chiếu với các thông tin khoa học đã được chứng minh - để hạn chế các rủi ro về sức khỏe cho mẹ lẫn bé trong thời điểm nhạy cảm vừa sinh xong. Các phương pháp ở cữ khoa học và những lưu ý về tâm lý mẹ bầu khi mang thai và mới sinh con đã được #Mũm chia sẻ trong tập 3 Bàn tròn nuôi dạy con thông minh ứng biến mang tên “Ở CỮ KHOA HỌC, CHẮT LỌC DÂN GIAN”
MOM-C-211-21
