Mẹ biết gì về cửa sổ cơ hội - Giai đoạn quan trọng nhất cho phát triển trí não ở trẻ?
Bất kỳ em bé nào cũng đều có cơ hội nhận được món quà trí tuệ nếu mẹ khéo léo kích hoạt để bé phát triển tối ưu trí não trong giai đoạn đầu đời. Đây là cửa sổ cơ hội để xây dựng nền tảng tối ưu cho trí tuệ về sau.
Tại sao nói những năm tháng đầu đời là giai đoạn cửa sổ cơ hội vàng quan trọng nhất - không thể bỏ lỡ - để giúp bé phát triển trí não vượt trội? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

TỪ TUẦN 20 CỦA THAI KỲ, NÃO BỘ CỦA TRẺ BẮT ĐẦU PHÁT TRIỂN NHANH CHÓNG - giai đoạn CỬA SỔ CƠ HỘI VÀNG PHÁT TRIỂN TRÍ NÃO CHO CON BẮT ĐẦU
Tam cá nguyệt 2
Tuần 18-20
Mẹ có thể cảm nhận được cú đạp đầu tiên
Trọng lượng não bộ
Tuần 26
Có những phản xạ ở mắt như đảo qua đảo lại, nhắm và mở mắt
Tuần 27
Biết giật mình nếu có những tiếng động lớn bên ngoài tử cung
Hệ thống thần kinh của thai nhi đã phát triển đủ để em bé biết giật mình nếu có những tiếng động lớn bên ngoài tử cung, hay thậm chí là có thể quay đầu về phía phát ra giọng nói của người thân.
Tam cá nguyệt 3
Bé ra đời
Giai đoạn sau sinh
Kiến trúc vỏ não 6 năm đầu đời
6 tháng đầu đời
Sự phát triển của các giác quan sẽ tiếp tục và đạt đỉnh cao trong 6 tháng đầu. Song song đó, năng lực ngôn ngữ của bé cũng phát triển theo.
Sơ đồ sự phát triển chức năng não bộ của trẻ
(source: Nelson, C. A, The Neurobiological Bases of Early Intervention. In Handbook of Early Childhood Intervention edited by J. P. Shonkoff, & S. J. Meisels, 2nd ed, 2000, pp. 204-228)
Quá trình phát triển chức năng trọng yếu của não bộ
Cũng trong những năm đầu đời, CỬA SỔ CƠ HỘI sẽ đặt nền móng phát triển những kỹ năng quan trọng sau này của trẻ
Nguồn: Slide 23, Giáo dục sớm phát triển trẻ thơ toàn diện trong những năm đầu đời, NGND.PGS.TS.BS. Nguyễn Võ Kỳ Anh Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người –IPD)
Có thể thấy hầu hết các kỹ năng quan trọng của trẻ được hình thành và phát triển trong giai đoạn này như: phát triển kỹ năng vận động, thị giác, ngôn ngữ, cảm xúc, khả năng giải quyết vấn đề và các kỹ năng xã hội. Đặc biệt, kỹ năng ngôn ngữ đã bắt đầu phát triển ngay khi trẻ vừa ra đời. Trẻ đã có thể phân biệt âm thanh của nhiều loại ngôn ngữ từ giai đoạn sơ sinh cho đến 6 tháng tuổi. Sau đó, não bộ sẽ tập trung phân biệt và tiếp thu tiếng mẹ đẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi. Ở giai đoạn sau 12 tháng tuổi, trẻ sẽ dần phân biệt và tiếp thu các ngôn ngữ khác.
Ngoài ra, bố mẹ cần nắm rõ những kiến thức về các cột mốc phát triển của con, từ đó có những phương pháp nuôi dạy phù hợp nhằm tối đa sự phát triển của con trong giai đoạn cửa sổ cơ hội vàng.
Tìm hiểu thêm về Phương pháp nuôi dạy sáng tạo dựa trên các cột mốc phát triển của con >>
ĐẰNG SAU SỰ PHÁT TRIỂN NHANH CHÓNG VỀ NÃO BỘ VÀ CÁC CHỨC NĂNG NHẬN THỨC CỦA TRẺ LÀ NHU CẦU NĂNG LƯỢNG cao của NÃO BỘ
Nhu cầu năng lượng của não bộ
Nguồn: Book Human Brain Evolution: The Influence of Freshwater and Marine Food Resources - Stephen Cunnane, Kathlyn Stewart – ENERGY REQUIREMENTS FOR THE BRAIN (Page41)
74% NĂNG LƯỢNG TRẺ THU NHẬN ĐƯỢC TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU ĐỜI DÀNH CHO PHÁT TRIỂN NÃO BỘ
Đối với trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn phát triển toàn diện, sự phát triển nhanh chóng của não đặt ra nhu cầu cao bất thường về năng lượng và các dưỡng chất thiết yếu cho các quá trính phát triển nhận thức(8-9). Sự thiếu hụt Protein, DHA, AA cho não bộ trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng nguy hiểm đến việc hình thành cấu trúc, kết nối và dẫn truyền thần kinh ở các khu vực quan trọng trong não bộ(10-12). Hơn thế nữa, thiếu các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của não bộ trong giai đoạn những năm tháng đầu đời có thể dẫn đến sự suy giảm nhận thức không thể phục hồi(13-16), ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, khả năng học hỏi và ghi nhớ của trẻ.
Do đó, từ thai kỳ, bố mẹ cần hiểu rõ mức năng lượng tăng thêm của mẹ qua các giai đoạn, từ đó có sử tăng lên phù hợp, tránh để con thiếu năng lượng, cản trở quá trình phát triển.
Mẹ cần thêm nhiều năng lượng và dưỡng chất trong giai đoạn mang thai để đáp ứng nhu cầu gia tăng chuyển hoá, giúp thai nhi phát triển và chuẩn bị cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam (Nhà xuất bản Y học 2016)
(1)http://www.urbanchildinstitute.org/why-0-3/baby-and-brain
(2) Myelin development in infant brain: J Neurochem. 1978 Jun;30(6):1383-90
(3) Roelfsema et al. (2004) Three-dimensional sonographic measurement of normal fetal brain volume during the second half of pregnancy. American Journal of Obstetrics and Gynecology
(4)https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-26.aspx Your pregnancy week 26, What to Expect When You're Expecting, 5th edition, Heidi Murkoff.
(5)https://www.whattoexpect.com/pregnacy/week-by-week/week-27.aspx Your pregnancy week 27, What to Expect When You're Expecting, 5th edition, Heidi Murkoff
(6) Nguồn số (3) trong hình
(7) Tierney, Adrienne & Nelson, Charles. (2009). Brain Development and the Role of Experience i
(8) Berger P.K., et al. PLoS ONE. 2020;15(2): e0228323.
(9) Wang B., et al. Adv Nutr. 2012
(10) Cusick SE, Georgieff MK. The Role of Nutrition in Brain Development: The Golden Opportunity of the "First 1000 Days". J Pediatr. 2016:175:16-21. doi:10.1016/j.jpeds.2016.05.013
(11) Tanaka K, Farooqui , Siddiqui NJ, Alhomida AS, Ong WY. Effects of decosahexaenoic acid on neurotransmission. Biomol Ther (Seoul). 2012;20(2):152-157.doi:10.4062/biomolther.2012.20.2.152
(12) Elizabeth L Prada, Kathryn G Dewey, Nutrition and brain development in early life. Nutrition Reviews. Volume 72, Issua 4, 1 April 2014, Pages 167-284, https://doi.org/10.1111/nure.12102
(13) Prado EL, Dewey KG. Nutrition and brain development in early life. Nutr Rev 2014;72(4):267-284
(14) National Scientific Council on the Developing Child (2007). The timing and Quality of Early Experiences combine to shape brain architecture. Working paper #5. Center on the Developing Child. Harvard University
(15) Benton D. The influence of dietary status on the cognitive performance of children. Mol Nutr Food Res 2010 Apr;54 (4):457-70.doi:10.1002
(16) Crosby L, Jayasinghe D, McNair D. Food for thought: Tackling child malnutrition to unlock potential and boost prosperity. London: The save the children fund, 2013
